THƯ MỜI VIẾT BÀI
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 3
(CLSCM-2023)
Website: https://phongquanlykhoahoc.ufm.edu.vn/vi/clscm
Email: clscm@ufm.edu.vn
Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Luật - Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Ngoại thương và Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam lần thứ 3 (CLSCM-2023) với chủ đề “Phát triển Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
1. MỤC TIÊU CỦA HỘI THẢO
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo ra không gian kết nối, chia sẻ và thảo luận thường niên các chủ đề trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, từ đó tăng cường trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học hàn lâm và ứng dụng giữa các nhà khoa học, nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp... Với mục tiêu đưa CLSCM trở thành một trong những Hội thảo quốc gia thường niên chuyên sâu, CLSCM đã và đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng các bài báo được chấp nhận thông qua các khâu bình duyệt, lựa chọn chủ đề, cũng như đặt trọng tâm vào các nghiên cứu có chất lượng (gồm cả nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng, hàm ý chính sách).
2. CÁC CHỦ ĐỀ CỦA HỘI THẢO
- Thực trạng và sự cần thiết phát triển Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
- Phát triển hạ tầng Logistics và chuỗi cung ứng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
- Phát triển thị trường dịch vụ Logistics và chuỗi cung ứng ngành hàng, liên ngành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
- Phát triển nguồn nhân lực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
- Liên kết, hợp tác về phát triển Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng kinh tế trong nước và trên thế giới;
- Phát triển logistics gắn với chuỗi cung ứng bền vững thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0;
- Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ Logistics và quản lý chuỗi ung ứng thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
- Quản lý Nhà nước về Logistics và chuỗi cung ứng thích ứng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
- Các vấn đề khác hỗ trợ phát triển Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
3. CƠ HỘI CÔNG BỐ KHOA HỌC TRÊN CÁC TẠP CHÍ CÓ UY TÍN
Hội thảo khoa học quốc gia CLSCM-2023 vinh dự được kết nối với Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Đà Nẵng (The University of Danang - Journal of Science and Technology), thuộc danh mục ACI & được tính 1,25 điểm công trình khoa học theo Quy định của Hội đồng Giáo sư Nhà nước; Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (JIEM) của Trường Đại học Ngoại thương (được tính 1 điểm công trình khoa học); Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing (JFM) của Trường Đại học Tài chính – Marketing (được tính 0,5 điểm) và Tạp chí Khoa học Kinh tế (JES) của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (được tính 0,5 điểm). Theo đó, tác giả của bài báo có chất lượng được trình bày tại Hội thảo sẽ được Tổng biên tập các tạp chí nói trên mời nộp bài để xét công bố theo quy trình bình duyệt bài báo hội thảo.
4. ĐƠN VỊ, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI THẢO
- Đơn vị chủ trì Hội thảo: Trường Đại học Tài chính – Marketing và Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM.
- Đơn vị phối hợp đồng tổ chức Hội thảo: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Ngoại thương và Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam.
- Thời gian tổ chức: Ngày 27 tháng 10 năm 2023 (thứ Sáu).
- Địa điểm: Trường Đại học Tài chính – Marketing, TP.HCM
- Hình thức tổ chức: Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
5. THỂ LỆ BÀI VIẾT VÀ THAM GIA HỘI THẢO
- Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Việt.
- Quy định hình thức bài viết đăng kỷ yếu hội thảo quốc gia: 4.000 đến 6.000 từ không kể tài liệu tham khảo và phụ lục; trình bày trên khổ giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, canh lề 2 cm. Các mục tối thiểu: (1) Tên bài viết; (2) Tên tác giả/ nhóm tác giả, đơn vị công tác và số điện thoại; (3) Tóm tắt: 200-300 từ; (4) 2-5 từ khóa; (5) Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; (6) Kết quả nghiên cứu, thảo luận và hàm ý chính sách; (7) Tài liệu tham khảo; (8) Phụ lục (nếu có).
- Địa chỉ email gửi bài viết: clscm@ufm.edu.vn. Bài viết được chấp nhận sẽ tiến hành biên tập và đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia có giấy phép xuất bản và mã số ISBN.
- Thời hạn nhận bài viết: Hạn cuối gửi bài ngày 31/08/2023
- Thời hạn tác giả nhận phản hồi về bài viết: trước ngày 31/09/2023
- Thời hạn đăng ký tham dự Hội thảo: hạn cuối ngày 02/10/2023
6. LỆ PHÍ THAM DỰ HỘI THẢO: 1.000.000đ/bài viết
- Lệ phí tham dự Hội thảo bao gồm: chi phí phản biện bài viết, phí biên tập kỷ yếu có chỉ số ISBN (bản mềm), tiệc trà (tea-break), tài liệu phục vụ tại hội thảo và không bao gồm chi phí đi lại, ăn ở, lưu trú trong thời gian của Hội thảo.
- Thời hạn đăng ký và nộp lệ phí tham dự Hội thảo trước ngày 03/10/2023.
- Các đại biểu của các đơn vị đồng tổ chức được hỗ trợ 50% phí tham dự.
7. THÔNG TIN LIÊN LẠC
Thông tin chi tiết về Hội thảo vui lòng liên hệ:
PGS.TS. Phan Thị Hằng Nga, Ban tổ chức Hội thảo (SĐT: 0913.755.739, email: phannga@ufm.edu.vn)
Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Luật - Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Ngoại thương và Hiệp hội phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) trân trọng kính mời Quý Thầy/Cô, Quý Nhà Khoa học và Quý doanh nghiệp tham dự và viết bài cho Hội thảo.
Trân trọng./.
Thư mời viết bài CLSCM - Quý nhà khoa học.pdf